1. Phong cách Hy Lạp là gì?
“Phong cách Hy Lạp (cổ đại) là phong cách mang tính duy tâm thẩm mỹ cao nhưng bình dị và hoàn hảo của trí óc nghệ thuật.”
Người Hy Lạp cổ đại sử dụng tỷ lệ và sự cân bằng của các yếu tố toán học. Họ nắm vững việc thể hiện các đường nét của con người, xem cơ thể con người là nền tảng của mọi vẻ đẹp và sự cân đối”. Sự hoàn hảo này được thể hiện cả trong nghệ thuật, kiến trúc nội thất và điêu khắc.
Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng đến nhiều xu hướng kiến trúc nội thất trên thế giới trong nhiều thế kỷ. Nhiều kiệt tác trên toàn thế giới được lấy cảm hứng từ kiến trúc ở Hy Lạp.
Trên thực tế, phong cách Tân cổ điển rất thịnh hành hiện nay thực chất là sự hồi sinh các phong cách kiến trúc, nội thất của Hy Lạp cổ đại.
2. Ý tưởng nội thất phong cách Hy Lạp
Khi tìm hướng đi riêng cho một phong cách nội thất, chúng ta phải nghiên cứu nguồn gốc của nền văn hóa đó. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một phong cách ít được biết đến – Nội thất phong cách Hy Lạp Địa Trung Hải.
Nếu bạn đã từng đặt chân đến Hy Lạp (hoặc mơ về nó), chúng ta sẽ có một vùng biển xanh ngắt và những ngọn đồi đẹp như tranh vẽ. Cùng với đó là rải rác những ngôi nhà màu trắng với cửa sổ nhỏ và mái nhà màu xanh lam. Những hòn đảo của Hy Lạp mang đến cảm giác như được hít thở không khí trong lành theo nhiều cách.
Cuộc sống bên những vùng biển Địa Trung Hải này diễn ra chậm rãi và hấp dẫn. Đơn giản nhưng đẹp đến nghẹt thở, khiến thời gian dường như đã chậm lại ở đây. Điều đó là niềm cảm hứng cho Tôi, và Tôi muốn truyền bầu không khí của một ngôi nhà Hy Lạp Địa Trung Hải vào ngôi nhà (căn hộ) của riêng bạn.
3. Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại
Bất kỳ nền văn hóa nào cũng gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn phát triển của lịch sử. Phong cách Hy Lạp, đặc biệt là thời kỳ Cổ đại, đạt được sự giàu có và thịnh vượng về nghệ thuật, kiến trúc & nội thất, khiến hàng triệu người ngưỡng mộ.
Phong cách Hy Lạp bắt nguồn từ khoảng thế kỷ VIII-VI trước Công nguyên. Có thể chia thành 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu lịch sử phát triển phong cách Hy Lạp đặc trưng bởi xu hướng thần thoại. Xu hướng này tượng trưng cho quyền lực và sự hưng thịnh của Đế chế Hy Lạp.
- Trong giai đoạn tiếp theo (thế kỷ IV TCN – 180 TCN), phong cách Hy Lạp ảnh hưởng bởi văn hóa phương Đông. Nhiều công trình kiến trúc nguy nga và hoành tráng hơn xuất hiện.
- Trong thời kỳ cuối cùng, sau khi Hy Lạp bị Đế chế La Mã cai trị, phong cách Hy Lạp đã hòa nhập với nghệ thuật La Mã.
4. Hy Lạp Địa Trung Hải
Việc đưa văn hóa Hy Lạp vào nội thất đã làm phong phú thêm các phong cách thiết kế. Phong cách Hy Lạp cùng với phong cách Phục hưng Ý, Tây Ban Nha đều được coi là Địa Trung Hải. Vì chúng có chung một số yếu tố lịch sử.
Có thể chia ra thành 3 biến thể:
4.1. Phong cách Phục Hưng Hy Lạp (1825 – 1860)
Thuật ngữ phong cách Phục hưng Hy Lạp chỉ đơn giản dùng để chỉ những ngôi nhà được xây dựng mô phỏng lại phong cách của người Hy Lạp.
Thiết kế phong cách Phục hưng Hy Lạp bắt đầu khi các quốc gia châu Âu khác bắt đầu mô phỏng các công trình của Hy Lạp, và phong cách này cũng trở nên phổ biến ở Mỹ.
Phong cách Phục hưng nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỷ lệ, hình học và sự đều đặn các thành tố của kiến trúc La Mã cổ đại.
4.2. Nội thất phong cách Hy Lạp Địa Trung Hải hiện đại
Phong cách Địa Trung Hải Hy Lạp ngày càng trở nên phổ biến trong trang trí nội thất, bởi tính thân thiện với môi trường và sự đơn giản đáng kinh ngạc. Lối thiết kế này sử dụng các vật liệu tự nhiên và gần gũi.
Đối với các công trình công cộng, tôn giáo, hình thức kiến trúc phong cách Hy Lạp thể hiện sự hoành tráng, vĩ đại.
Với nội thất nhà ở kiểu Hy Lạp hiện đại, các đường nét đã được chỉnh chu để phù hợp với lối sống hiện đại & phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
4.3. Hy Lạp Địa Trung Hải bản địa truyền thống
Với phong cách Hy Lạp truyền thống thì các khu resort, nghỉ dưỡng có lẽ sẽ phù hợp hơn là với nhà ở, căn hộ. Trong lịch sử, những nhôi nhà bản địa được xây dựng bằng đất thô, vôi, vữa.
Tuy nhiên, kể từ nửa sau của thế kỷ 20, việc sử dụng đất làm vật liệu xây dựng đã không còn nhiều, và cuối cùng bị lãng quên. Nhưng trong những năm gần đây, các hội thảo về môi trường đã đánh giá lại vật liệu này và các lợi ích của nó. Các công trình xây dựng bằng đất đã xuất hiện trở lại.
5. Yếu tố đặc trưng nội thất kiểu Hy Lạp
Hy Lạp nằm ở ngã tư của Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Là nước có bờ biển dài nhất khu vực Địa Trung Hải. Vì vậy, một cách tự nhiên, phong cách Địa Trung Hải được lấy cảm hứng từ nền văn hóa của nhiều quốc gia lân cận. Trong đó rõ rệt nhất là Ý- Hy Lạp – Tây Ban Nha.
5.1. Kiến trúc
Nét đặc trưng của phong cách Hy Lạp là Kiến trúc cột kiểu Doric, Ionic hoặc Corinthian tạo sự hoành tráng (đối với các công trình cổ điển hoặc công trình công cộng). Cột hình tròn. Số ít có cấu trúc hình chữ nhật.
Đối với nhà ở, đặc trưng bởi những bức tường trát vữa trắng sáng. Những vòm cửa tròn nhẹ nhàng. Mái thấp. Trần nhà có xà gồ gỗ hoặc ốp gỗ, cũng như cửa chớp và cửa ra vào có màu xanh lam tươi sáng.
5.2. Sàn nhà
Các vật liệu sử dụng trong các ngôi nhà Hy Lạp cho thấy họ thuộc tầng lớp giàu có hay tầng lớp thấp hơn. Những tầng lớp giàu có Athena thì sàn có thể là gạch khảm, đá cẩm thạch, gạch Mosaic hoặc sàn gỗ tự nhiên.
Hy Lạp cổ đại có những khu rừng phong phú, nhưng sàn nhà thường được làm bằng đất nung. Sàn nhà trong nội thất phong cách Hy Lạp truyền thống thường không sử dụng thảm.
5.3. Trần nhà
Trần nhà hướng theo chiều cao để nhấn mạnh sự vĩ đại của mọi thứ (thường được nhìn thấy trong các công trình cổ điển & công cộng).
Ở trung tâm của trần nhà, có một đèn chùm lớn và đèn nhỏ dọc theo chu vi. Những bức tranh và vòng tròn cũng được sử dụng trong thiết kế trần nhà.
Những ngôi nhà ở đô thị, ở các thành phố như Athens, sẽ phản ánh sự giàu có với trần có những bức bích họa, các gờ, phào chỉ
5.4. Tường
Những ngôi nhà truyền thống ở Hy Lạp có nội thất khác nhau tùy theo khí hậu. Các bức tường bên trong thường để trần hoặc được trang trí bằng một tấm thảm dệt (treo tường).
Các ngôi nhà ở phía nam ấm hơn, nên có xu hướng hướng hoàn thiện bằng đất sét quét vôi hoặc vữa trát vữa.
Nội thất hiện đại thiết kế theo phong cách Hy Lạp truyền thống
5.5. Màu sắc
Nếu phong cách Ý Địa Trung Hải trầm ấm với màu vàng đất, màu nâu hạt dẻ. Phong cách Tây Ban Nha với nhiều màu sắc nổi bật như đỏ, cam, thì kiểu Hy Lạp được đặc trưng bởi màu xanh lam và màu trắng.
Điều này mang lại sự tương phản tươi mát và hiệu quả thị giác dễ chịu. Một phần có thể là để làm giảm bớt ánh nắng và cái nóng.
- Dải màu có sắc thái tự nhiên. Hạn chế đánh bóng hay xi mạ (vàng)
- Các khung cửa chớp thường được nhìn thấy màu xanh, như màu của biển và bầu trời.
- Những bức tường quét vôi trắng với các điểm nhấn khác nhau của sơn màu xanh lam (trên đồ nội thất, cửa sổ và cột trang trí).
- Các tông màu xanh lá cây, tím và đỏ dùng để điểm xuyến, vì chúng được lấy cảm hứng từ thảm thực vật và hoa dại có nguồn gốc từ Hy Lạp .
5.6. Đồ nội thất
Với phong cách bản địa Hy Lạp truyền thống, mọi thứ có xu hướng thiết kế đơn giản.
- Có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc ghế gỗ đơn giản với cói dệt. Sofa với bệ đúc bằng bê tông như một sự nhượng bộ cho sự thoải mái.
- Thiết kế Ba Tư có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với người Hy Lạp. Những tầng lớp giàu có, trong nhà sẽ có những tấm thảm Ba Tư đầy màu sắc, nhưng để treo trên tường chứ không dùng làm vật liệu trải sàn.
- Ở Hy Lạp, đồ nội thất gỗ tự nhiên thô mộc là vật liệu phổ biến nhất. Đặc biệt là các vật dụng như bàn ăn, chân tủ, chân ghế, đèn trần.
- Vật dụng bằng bằng gỗ tự nhiên rất mộc, chạm khắc hoặc trơn. Chân bàn, ghế tủ giường có xu hướng uốn cong ra ngoài.
- Ngoài ra, còn có một số món đồ được làm thủ công mà bạn có thể sưu tầm thêm.
5.7. Vật liệu
Màu sắc theo phong cách Hy Lạp không phải là cách duy nhất để nói đến sự phong phú của thiên nhiên. Phong cách Hy Lạp ưu tiên các vật liệu tự nhiên, thủ công.
- Ngoài vải bạt, dây cói và đồ gốm sứ, người ta thường tìm thấy gỗ tự nhiên, đá vôi và đá cẩm thạch trắng.
- Các loại vải trong thiết kế truyền thống của Hy Lạp được lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Lông thú, len, vải lanh, lụa.
- Ghế sofa, armchair hoặc ghế ăn làm từ các loại vải dệt có hoa văn, mang lại cảm giác thiên nhiên tuyệt vời
- Những bức tường trông hơi trần trụi, thường được trang trí bằng thảm treo tường, là điểm nhấn của căn phòng.
- Đồ nội thất bọc da, vải nhung không được chào đón trong phong cách của người Hy Lạp. Không dùng giấy dán tường.
5.8. Sân vườn
Sân vườn là một phần của mọi ngôi nhà theo phong cách Hy Lạp. Không gian ngoài trời với những bức tường trắng và nứt tự nhiên. Đan xen với đó là cây xanh.
Hy Lạp phổ biến nhất là hoa oải hương, cỏ xạ hương, hương thảo, trúc đào và phong lữ. Kết hợp với đó là lan can mộc mạc làm từ gang hoặc gỗ.
6. Hy Lạp & giá trị nghệ thuật
Phong cách Hy Lạp trong thiết kế nội thất nhà ở đã trở thành chủ đề được nhiều người quan tâm. Không phải vì sự xa hoa lộng lẫy, mà vì sự đơn giản, tìm về giá trị truyền thống. Những người thích sự tự nhiên thuần khiết.
Vì vậy, hoàn toàn hợp lý khi những người thích sự mộc mộc, chân phương là những người ngưỡng mộ phong cách này.