Scroll to top
© 2012, Công ty nội thất EKE INTERIOR
Share

10 lỗi thường gặp khi thiết kế phong cách Tân Cổ Điển

1. Nội thất Tân cổ điển (Neo Classical) là gì?

Phong cách nội thất Tân Cổ Điển là một sự hồi sinh từ các hình thức nghệ thuật kiến trúc, nội thất của Hy Lạp & La Mã cổ đại. Phong cách này khơi dậy vẻ đẹp cộng hưởng qua các thời kỳ lịch sử một cách tinh tế.

Nói cách khác, Tân Cổ Điển được coi là sự tái sinh của phong cách Cổ điển. Tiền tố ‘Neo‘ có nghĩa là ‘tân” hoặc ‘mới’. Và ‘Classical‘ đại diện cho phong cách Hy Lạp và La Mã cổ đại.

hinh anh dai dien cho phong cach kien truc tan co dien - toa nha Capitol
Tòa nhà quốc hội Mỹ United States Capitol phong cách tân cổ điển, lấy cảm hứng từ mái vòm của đền Pantheon ở Rome.
mau thiet ke phong khach tan co dien nhe nhang
Phòng khách thiết kế theo phong cách Tân Cổ Điển nhẹ nhàng mà sang trọng.
Tan co dien la phong cach gi?
Đặc trưng của phong cách Tân cổ điển là sử dụng các cột, mái vòm và phào chỉ.

2. Tân cổ điển xuất hiện khi nào?

Xu hướng thiết kế này bắt đầu vào thế kỷ 18, và phát triển rực rỡ trong thế kỷ 19. Đây được coi như là một sự đối lập với lối trang trí quá mức của phong cách Baroque và Rococo. Và dù không có ai được ghi nhận là người sáng tạo. Nhưng Rome được coi là nơi khởi nguồn.

Các nghệ sỹ lấy cảm hứng từ phong cách nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại, kết hợp với các kỹ thuật của thời Phục hưng, tạo ra một phong cách thú vị: Tân Cổ Điển.

Phong cach Noi that tan co dien xu huong hot nhat hien nay
Đồ nội thất tân cổ điển có mức độ hoàn thiện tinh xảo, đắt tiền.
mau sofa tan co dien sang trong
Ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên, và mang vẻ đẹp vượt thời gian
mau bep bang go ket hop giua hien dai va co dien
Sự kết hợp tinh tế cho cái nhìn nhẹ nhàng sang trọng.

3. Cách nhận biết phong cách tân cổ điển

Đặc điểm để xác định phong cách Tân cổ điển là việc sử dụng các cột, mái vòm và phào chỉ. Các chi tiết điêu khắc nhẹ nhàng, gợi nhớ đến các đền thờ, tòa nhà thời Hy Lạp & La Mã cổ đại.

Phong cách này ưu tiên sự đơn giản và tính đối xứng. Ưa chuộng các bề mặt nhẵn. Đồng thời cẩn thận hơn với các yếu tố trang trí quá mức như Baroque và Rococo.

Lối thiết kế này thường truyền tải thông điệp lịch sử. Tôn vinh giá trị nghệ thuật. Cho cảm giác hoành tráng, sang trọng. Các chi tiết được gia công tinh xảo, và mang vẻ đẹp vượt thời gian.

Tn co dien la su hoi sinh tu nghe thuat kien truc, dieu khac cua Hy Lap va La Ma co dai
Vẻ đẹp thanh lịch bởi tư duy khoa học & tính logic.
phong tam tan co dien sang trong
Mái vòm là một trong những yếu tố rất đặc trưng của thiết kế tân cổ điển.
phong khach tan co dien dep
ÁP dụng quy tắc đối xứng, các đường nét rõ ràng và có chủ đích

4. Sự khác biệt giữa Cổ điển & Tân Cổ Điển

Mặc dù hai phong cách này trông rất giống nhau. Chúng đều phản ánh quá trình tư duy khoa học, toán học và tính logic. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm ra một vài điểm khác biệt nhỏ. Chủ yếu nằm ở cách tiếp cận và triết lý của chúng. 

Hình bên minh họa sự khác biệt khá rõ rệt giữa hai phong cách. Bên trái thể hiện phong cách cổ điển với các chi tiết chạm trổ tinh xảo. Cột Corinthian, và mặt tiền đối xứng. Bên phải là tân cổ điển, với đường nét đã được đơn giản, trông nhẹ nhàng hơn.

Su khac nhau giua co dien va tan co dien
Hình ảnh minh họa sự khác biệt giữa hai phong cách kiến trúc.

4.1. Cổ điển

  • Xuất hiện sớm hơn. Nhiều chi tiết và hình thức trang trí.
  • Tìm kiếm sự ‘hoàn hảo’ hoặc thế giới lý tưởng.
  • Sử dụng dạng hình học, và nguyên tắc đối xứng, nhưng phức tạp hơn.
  • Hình thức đôi khi không đi cùng với công năng. Chú trọng tính hoành tráng, hùng vĩ. Nặng về sử dụng vật liệu.
Trước thời kỳ Rococo, là thời kỳ của phong cách Baroque
Phong cách nội thất cổ điển với rất nhiều chi tiết trang trí.

4.2. Tân cổ điển

  • Xuất hiện muộn hơn. Đơn giản hơn, và được hưởng lợi từ chủ nghĩa cổ điển.
  • Được định nghĩa bằng các đường nét rõ ràng, có chủ đích cụ thể.
  • Có xu hướng nhấn mạnh vào sự tinh tế. Ít chi tiết, và chức năng đi cùng hình thức.
  • Sử dụng các vật liệu hiện đại, và thoải mái hơn. Do đó, không cồng kềnh như phong cách cổ điển.
thiet ke noi that phong cach tan co dien hien dai
Nội thất tân cổ điển có nhấn mạnh sự tinh tế. Ít chi tiết. Chức năng đi cùng hình thức.

5. Các yếu tố tạo nên thiết kế Tân Cổ Điển

Có thể thấy các kiến ​​trúc tân cổ điển nổi tiếng trên khắp thế giới. Những tòa nhà mang tính biểu tượng như: Cung điện Buckingham. Đền Pantheon ở Pháp. Tòa nhà quốc hội Mỹ United States Capitol. Học viện Athens. v.v…

Tân cổ điển chính là biến thể của phong cách cổ điển. Nếu phong cách Cổ Điển ấn tượng bởi sự hoành tráng, xa hoa, thì Tân Cổ Điển tôn vinh sự thanh lịch. Tính khoa học, trật tự và tinh tế. Điển hình nhất với các yếu tố:

kien truc tan co dien noi tieng the gioi dai hoc virginia va toa nha quoc hoi Capitol
Kiến trúc tân cổ điển: tòa nhà quốc hội Mỹ United States Capitol (trái) và đại học Virginia (phải).

5.1. Cửa & cửa sổ

Trong thiết kế Tân cổ điển, cửa không chỉ là các yếu tố chức năng, mà còn là đặc điểm kiến trúc quan trọng. Cửa đóng vai trò là điểm nhấn, thu hút sự chú ý và dẫn dất. Yêu cầu cửa lớn, rộng với các hình thức trang trí, hoặc cửa chớp.

Tay nắm cửa và chốt cửa bằng đồng, hoặc mạ đồng để tăng cảm giác sang trọng, và cổ điển. Cửa tạo ra sự chuyển tiếp liền mạch giữa không gian bên ngoài, và bên trong

cua so nha tan co dien
Cửa cao, rộng, dạng vòm hoặc hình chữ nhật thanh lịch và sang trọng.

5.2. Màu sắc & vật liệu

Thiết kế tân cổ điển có xu hướng ưa chuộng những tông màu hạn chế, và trầm lắng. Như: màu trắng, kem, be, để tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch.

Về vật liệu, thiết kế tân cổ điển sử dụng các vật liệu tự nhiên như đá cẩm thạch, gỗ sáng, hoặc tối màu. Kết hợp với da, vải lụa, gấm, nhung, v.v… Ngoài ra còn có kim loại để tăng thêm sự sang trọng.

chon mau sac va vat lieu noi that tan co dien dep
Màu sắc đặc trưng của nội thất phong cách tân cổ điển

5.3. Đồ nội thất

  • Phong cách tân cổ điển về tổng thể, có đồ nội thất hoàn thiện tinh xảo. Hình dạng đối xứng và thanh lịch. Chất liệu hoàn thiện đa dạng.
  • Bàn, ghế với những đường thẳng, cong, kết hợp họa tiết thanh thoát. Chất liệu bằng gỗ tự nhiên như: gỗ sồi, gỗ óc chó, kết hợp với kỹ thuật khảm, chạm, đúc.
  • Phần chân đế, hoặc cạnh có chi tiết chạm khắc với nhiều dạng hình học. Kết hợp với các chi tiết kim loại, đá cẩm thạch, chạm khắc, sơn, sơn mài.
Hoan thien do go tan co dien net va tinh xao
Đồ nội thất yêu cầu cao và hoàn thiện tinh xảo và vật liệu cao cấp.

5.4. Phụ kiện trang trí & decor

  • Không gian tân cổ điển được trang trí bằng các phụ kiện trang nhã. Đặc biệt, các họa tiết hoa lá rất phổ biến, như: trên gối, thảm và giấy dán tường.
  • Gối bọc bằng các loại vải sang trọng như nhung, lụa, vải gấm, v.v…mang lại sự xa hoa và thoải mái khi sờ chạm.
  • Tác phẩm điêu khắc cổ điển, thủy tinh, bình hoa và tượng, v.v.. Tác phẩm nghệ thuật thường mô tả các chủ đề cổ điển, bối cảnh lịch sử hoặc chân dung.
y tuong decor trang tri noi that tan co dien bang phu kien dep co chon loc
Phụ kiện decor nội thất tân cổ điển.

5.5. Sàn nhà

Là một trong những yếu tố thể hiện sự cao cấp. Sàn có thể làm từ đá cẩm thạch, hoặc sàn gỗ. Màu sắc, họa tiết có thể tùy chọn, nhưng phải đồng điệu với ngôn ngữ chung.

Đối với sàn gạch hoặc đá, nên kết hợp với các viền, diềm và có hoa văn cổ điển ở trung tâm (điểm nhấn). Màu sắc nên tương phản nhau, để tạo hiệu ứng thị giác.

Lat san go phong cach tan co dien
Sàn gỗ lát theo phong cách tân cổ điển.

Với sàn gỗ, sàn gỗ tự nhiên sẽ ấn tượng hơn, bởi vẻ đẹp không trùng lặp. Tuy nhiên, sàn gỗ công nghiệp sẽ “kinh tế” hơn.

Hình thức lát kiểu xương cá. Kiểu Chevron. Straight lay, hoặc ô vuông đối xứng sẽ mang đậm chất cổ điển và sang trọng.

5.6. Thảm trải sàn

Là yếu tố quan trọng để tạo sự liên kết về bố cục cho phần còn lại. Ngoài ra, còn để xác định không gian chức năng và cho cảm giác trật tự.

Thảm thường lớn, và dày từ 20mm, chất liệu mềm mại, và có hoa văn đối xứng. Các họa tiết lá, dây leo, hoặc hình học, tạo cảm giác cân đối.

kich thuoc tham trai san phong ngu
Thảm giúp kết nối bố cục không gian.

Các kích thước thảm phổ biến từ 1,6m x 2,3m hoặc 2m x 3m cho không gian nhỏ. Và 3m x 4m, hoặc lớn hơn cho không gian rộng.

Về chất liệu. Thảm len tự nhiên cho cái nhìn sang trọng cao cấp. Ngược lại, thảm sợi tổng hợp hoặc cotton pha polyester sẽ dễ bảo quản.

5.7. Trần. Tường. Vách

Không gian Tân cổ điển thường có trần nhà cao, có phào chỉ. Giống các cấu trúc Hy Lạp và La Mã.

Vật liệu trần, tường, và vách được thay thế bằng thạch cao, phào chỉ (molding) nhựa, PU sắc sảo hơn.

Trần giật cấp hoặc phẳng, với trọng tâm là đèn chùm. Vật liệu gỗ hoặc thạch cao, kim loại, kính, nhưng phải tuân theo quy tắc đối xứng.

mau phong ngu phong cach tan co dien sang trong
Trang trí tường phòng ngủ tân cổ điển bằng phào chỉ.

Sử sụng giấy dán có hoa văn, họa tiết đa dạng, nhiều chủ đề. Giấy có bề mặt bóng nhẹ hoặc dập nổi. Ngoài ra còn có vải dán tường, một chất liệu cao cấp hơn, dành cho những không gian sang trọng.

Ốp gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp phủ veneer cho một phần tường hoặc toàn bộ. Kết hợp với phào chỉ theo phương đứng, hoặc ngang đối xứng.

5.8. Đèn chiếu sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng, nhất là với thiết kế tân cổ điển. Bởi nó làm bừng sáng cho bất kỳ không gian nào.

Đèn phải có sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại. Ánh sáng là phù hợp từ 2700K – 3000K. Chất liệu đèn thường là đồng, hợp kim, pha lê cao cấp.

Với phòng khách: là không gian trung tâm. Do đó nên kết hợp đèn trần (chùm), đèn ốp tường, đèn bàn, và đèn sàn. Mỗi loại đèn đáp ứng một mục đích khác nhau.

den tan co dien
Chất liệu đèn bằng đồng và pha lê cao cấp

Đèn phòng ngủ: phục vụ mục đích thư giãn, nghỉ ngơi. Do đó cần ánh sáng dịu nhẹ, như: đèn bàn, đèn trần (dùng dimmer). Có thể thêm đèn sàn để phục vụ nhu cầu đọc sách.

Đèn phòng ăn: cần ánh sáng tập trung, tạo không khí ấm cúng. Do đó, ngoài đèn trần (downlight) thì đèn thả rất hợp lý. Cần lưu ý rằng, kích thước đèn phải phù hợp.

5.9. 10 lỗi thường gặp khi thiết kế nội thất Tân Cổ Điển

Thiết kế nội thất Tân Cổ điển có thể là nhiệm vụ phức tạp. Do đó, các kts có thể gặp phải một số lỗi sau:

  • Quá nhiều chi tiết trang trí với tỷ lệ không phù hợp, làm mất đi vẻ thanh lịch.
  • Lạm dụng màu vàng của kim loại, khiến không gian trở nên ngột ngạt, nhanh lỗi thời.
  • Kích thước phào chỉ phân chia không nhất quán, vỡ nguyên tắc đối xứng cơ bản.
  • Thời kỳ văn hóa lịch sử không phù hợp, gây nhầm lẫn. Dẫn đến thiết kế không mạch lạc.
10 loi thuong gap khi thiet ke noi that phong cach tan co dien
Nội thất cồng kềnh với quá nhiều chi tiết.
  • Bỏ qua các giải pháp công năng tiện lợi, khiến người dùng không thoải mái. Hoặc sử dụng không hiệu quả.
  • Lạm dụng quá nhiều các chi tiết trang trí, dẫn đến phô trương.
  • Phối màu lệch lạc, làm ảnh hưởng đến tâm lý, gây nhiễu loạn về mặt thị giác.
  • Đồ nội thất quá to hoặc quá nhỏ, làm mất sự hài hòa, cân đối.
  • Vật liệu rẻ tiền, làm giảm giá trị thẩm mỹ và không tương xứng.
  • Dự toán không phù hợp với thiết kế. Gây gián đoạn, hoặc không hoàn thành dự án như mong đợi.

Hiện nay, thiết kế tân cổ điển đã được pha trộn với phong cách hiện đại và đương đại. Vì thế, tùy vào văn hóa lịch sử của mỗi quốc gia, mà cách tiếp cận của thiết kế sẽ khác nhau.

mẫu trần phòng ngủ tân cổ điển trang trí quá mức cần thiết
Trang trí trần quá mức gây nhiễu loạn thị giác.
6. Tân cổ điển vẻ đẹp vượt thời gian

Thành thật mà nói, phong cách tân cổ điển là một phong cách đặc biệt. Nó phù hợp với những người có trình độ thẫm mỹ cao và một địa vị nhất định. Đủ khả năng tài chính để thực hiện thiết kế một ngôi nhà theo phong cách này.

Tân cổ điển không chạy theo xu hướng. Người ta có thể sử dụng nó trong nhiều năm liền mà không cần phải thay thế bất cứ thứ gì. Ngoài ra, không chỉ có một ngân sách đáng kể, mà còn phải có một phong cách sống, và hiểu biết về văn hóa “Tân Cổ Điển”.

Phong cách nội thất tân cổ điển mang đến giá trị nghệ thuật sâu sắc, lâu bền. Vì thế, ngày càng nhiều người lựa chọn chúng cho không gian sống.

Phòng khách Phong Cách Tân Cổ Điển Nhẹ Nhàng sang trọng.
Phòng khách Phong Cách Tân Cổ Điển Nhẹ Nhàng sang trọng.
Tuan Eke
``Nhà của bạn phải là nơi mà bạn cảm thấy ngay như ở nhà mỗi khi bước vào. Đó mới là giá trị để bạn để tận hưởng cuộc sống. Mỗi người là duy nhất, và điều đó thách thức Tôi đưa ra giải pháp phù hợp với từng khách hàng”

— Tuan Eke

Founder

Related posts