Scroll to top
© 2012, Công ty nội thất EKE INTERIOR
Share

Hướng dẫn thiết kế ngăn lưu trữ cho tủ bếp đẹp gọn

1. Thiết kế hệ thống lưu trữ hợp lý cho tủ bếp

Để sắp xếp hệ thống lưu trữ đồ đạc trong tủ, thì thiết kế tủ bếp phải mang tính linh hoạt và tiện nghi. Hãy chắc chắn rằng, mọi thứ bạn cần cho việc nấu nướng sẽ nằm trong tầm tay. Trong chủ đề này, chúng tôi sẽ đề cập về một số nội dung chính như sau:

  • Khu vực lưu trữ thực phẩm khô
  • Nơi chuẩn bị nấu ăn và rửa
  • Khu vực nấu ăn và nướng
  • Sử dụng hộp treo cho các vật dụng nhỏ
  • Khu vực lưu trữ nồi, chảo, nồi chiên, chén dĩa
  • Tủ đựng lưu trữ chén bát nằm trong góc
  • Làm thế nào để sắp xếp các thứ tự trong tủ bếp một cách hợp lý?
  • Các khu vực lưu trữ khác nhau sẽ chứa đựng những vật dụng khác nhau

2. Làm thế nào để sắp xếp một cách hợp lý?

Hệ thống lưu trữ thì luôn cần thiết cho tủ bếp. Vì nhiều yếu tố, như: tích trữ đồ ăn khô. Bảo quản dụng cụ nấu. Đồ dùng gia vị, đĩa, chén, nồi, chai lọ, v.v… Vì vậy, bạn nên thiết kế bếp với một hệ thống lưu trữ thông minh.

Điều này sẽ giúp bạn sắp xếp được nhiều thứ hợp lý hơn. Bạn nên tuân theo các quy tắt tam giác trong nhà bếp. Ngoài ra, cũng nên quan tâm đến số lượng dụng cụ bạn dự định mua. Từ đó cho ra kích thước tủ bếp một cách chính xác.

Để làm được điều này, bạn cần nghĩ đến nhiều khu vực khác nhau. Nơi bạn lưu trữ những dụng cụ khác nhau. Ví dụ như: bạn có thể bố trí một ngăn phụ kiện cho các chai gia vị. Một giá để chén dĩa, hoặc một khu vực cho dụng cụ nấu ăn, v.v…

3. Phân chia khu vực theo tần suất sử dụng

Nhiều nhà bếp được thiết kế không linh hoạt. Vì thế nó dễ trở nên lộn xộn khi bạn có quá nhiều vật dụng trong phòng. Kết quả là, trong quá trình sử dụng bếp, bạn luôn phải tìm kiếm mọi thứ vì nó không được sắp xếp một chỗ cố định.

Một số vật dụng cồng kềnh thường sử dụng hàng ngày như: nồi cơm điện. Máy xay sinh tố. Máy pha cafe, v.v…Chúng thường có một vị trí cố định. Tuy nhiên, đối với những vật dụng này, luôn có giải pháp. Đó chính là ngăn kéo, hoặc tủ kệ.

Vì vậy, có hai câu hỏi luôn được quan tâm:

  • Làm thế nào để tổ chức một phòng lưu trữ cho nhà bếp, theo cách thuận tiện nhất?

Để làm được điều này, điều quan trọng nhất là bạn cần suy nghĩ trước các câu hỏi như: đặt nó ở chỗ nào thì tiện lợi. Bao nhiêu lần bạn sẽ sử dụng nó trong một ngày. Vật dụng gì bạn sẽ để ở đó, v….Đây là những thông tin bạn phải trả lời trước khi thiết kế tủ lưu trữ cho bếp.

  • Lựa chọn nào tối ưu cho các thiết bị, phụ kiện bếp?

Đó là các phụ kiện nội thất chuyên dụng cho tủ lưu trữ. Bạn cũng có thể đặt tủ lưu trữ cap, hoặc thấp trong các góc. Thậm chí có thể thiết lập các chức năng ở dạng ngăn kéo, phù hợp với nhu cầu riêng. Điều này giúp tạo điều kiện tiếp cận, và duy trì trật tự trong tủ bếp.

4. Lưu trữ theo phân khu chức năng của bếp

Là cách sắp xếp theo từng khu vực chuyên biệt, để tối ưu hóa quá trình nấu nướng. Tổ chức lưu trữ hợp lý, sẽ giúp căn bếp của bạn loại bỏ sự hỗn loạn. Giúp bạn dễ dàng tiếp cận với đồ đạc khi sử dụng. Ví dụ như:

  • Khu vực lưu trữ thực phẩm: tủ lạnh, tủ đông, tủ thực phẩm khô.
  • Phân loại theo nhóm: thực phẩm tươi sống, và rau củ.
  • Khu vực sơ chế: để chuẩn bị nguyên liệu trước khi nấu
  • Khu vực lưu trữ dụng cụ: kệ để chén dĩa, khay muỗng nĩa.
  • Dụng cụ nên sắp xếp gần khu sơ chế và nấu để dễ lấy khi cần.

5. Sử dụng hộp treo cho các vật dụng nhỏ

Với những món nhỏ hơn, hãy  cất chúng trong các hộp nhựa. Tốt nhất là trong các hộp thủy tinh. Sau đó, đặt chúng vào ngắn kéo. Điều này không những giúp bạn nhanh chóng nhìn thấy, mà còn đảm bảo độ tươi của nó.

Sử dụng các ngăn kéo có kích cỡ khác nhau cho các mục đích khác nhau. Như: dao kéo, và dụng cụ nhà bếp nhỏ (đồ khui bia, dao cắt pizza). Như thế sẽ đảm bảo tất cả các phụ kiện nhỏ sẽ được cất giữ một cách ngăn nắp.

6. Khu vực lưu trữ nồi chiên, chén dĩa

Đối với những sản phẩm cồng kềnh như nồi, chảo, nồi chiên. Chúng thường được lưu trữ nhiều nhất phía dưới thấp. Để tiếp cận dễ dàng với dụng cụ, hơn, bạn có thể sử dụng các phụ kiện gấp mở linh hoạt.

Để tối ưu hóa diện tích, bạn cần điều chỉnh kích thước tủ phù hợp với kích thước vật dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các phụ kiện thông minh chuyên dụng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc. Bởi phụ kiện là một trong những yếu tố đắt tiền, khiến cho chi phí thực hiện tăng lên.

7. Tủ lưu trữ góc bếp (phụ kiện góc)

Tủ góc cũng là một nơi tốt để lưu trữ các thiết bị và đồ dùng lớn. Tuy nhiên bạn phải trang bị thêm hệ thống phụ kiện này. Chúng bao gồm nhiều ngăn nhỏ bên trong, có thể chứa được nhiều vật dụng. Ngoài ra, để cất giữ chảo và xoong nồi một cách hiệu quả. Bạn cần tìm hiểu thêm một số phụ kiện có mặt trên thị trường. Và xem chúng có phù hợp với diện tích bếp nhà bạn không.

8. Tổ chức khu vực lưu trữ thực phẩm khô

Khu vực lưu trữ thực phẩm như gạo, dầu ăn, mắm, muối, mì gói, bột mì, trứng thì luôn quan trọng đối với bếp. Để lên kế hoạch, bạn cần hiểu được thói quen của các thành viên trong gia đình. Sau đó chọn loại ngăn kéo cần thiết. Tốt nhất là bố trí một tủ thực phẩm cho bếp, với hệ phụ kiện chuyên dụng. Chúng cho phép bạn tích trữ & phân loại thực phẫm rất hiệu quả.

Hệ thống lưu trữ có thiết kế tương tự như tủ lạnh, các sản phẩm có thể được lưu trữ trên cửa và trên các kệ. Bên cạnh một tủ lưu trữ thực phẩm như vậy, tốt nhất là bạn nên đặt một tủ lạnh, trong đó bạn có thể lưu trữ các sản phẩm tươi cần làm lạnh, cùng với một tủ đông nơi thực phẩm được đông lạnh.

Với sự sắp xếp logic như vậy, điều này giúp bạn thuận tiện và nhanh chóng trong việc chọn lựa thực phẩm khác nhau. Để tích trữ thực phẩm trong một cái tủ hẹp, hệ thống kệ bên trong tủ được áp dụng. Hệ thông này có chức năng kéo ra linh hoạt. Thông thường thì bề rộng của tủ từ 150 đến 400 mm.

9. Khu vực lưu trữ chuẩn bị nấu (sơ chế) và rửa

Đảm bảo bồn rửa gần khu sơ chế để dễ dàng di chuyển. Hệ thống lưu trữ thực phẩm nên được đặt gần tủ lạnh. Khu vực sơ chế nên được chuẩn bị ở bên phải, hoặc bên trái của bồn rửa, tùy theo tuyến giao thông trong nhà. Thậm chí, việc sơ chế có thể đặt bên ngoài, nếu nhà của bạn đủ rộng. Việc này đảm bảo loại bỏ các mùi không mong muốn.

Để sắp xếp hợp lý, cần bố trí theo quy trình từ: lưu trữ → sơ chế → nấu → rửa. Mục đích để thao tác nhanh chóng. Giữ khoảng cách hợp lý giữa các khu vực để tránh lây nhiễm chéo giữa thực phẩm sống và chín.

Khi chế biến thực phẩm, bạn nên chọn thùng rác và phân loại rác. Bạn có thể chọn thùng rác gắn cánh tủ. Hoặc loại phụ kiện thùng rác cho ngăn kéo tủ. Khu vực bồn rửa chén, các chất tẩy rửa nên đặt phía dưới, hoặc kế bồn rửa chén. Mục đích để các thao tác tiện dụng, và tránh đi lại nhiều.

10. Khu vực lưu trữ khi nấu ăn và nướng bánh

Trong khu vực nướng, pha chế. Nếu thỉnh thoảng bạn mới sử dụng lò vi sóng, máy pha cà phê, thì bạn có thể đặt chúng vào tủ lưu trữ. Bạn nên sử dụng tủ lưu trữ với hệ phụ kiện. Việc này sẽ giúp bạn khi lấy đồ đạc nhanh chóng & đẹp mắt hơn. Tuy nhiên, trang bị này có thể đẩy chi phí của bạn lên cao.

11. Tóm lại

Có rất nhiều cách để tạo ra một nhà bếp đẹp và tiện lợi cho dù căn phòng có lớn hay nhỏ đến đâu nếu bạn biết kết hợp công thái học (khoảng cách giữa bề mặt bàn và cơ thể) và hệ thống lưu trữ thông minh để sắp xếp các vật dụng trong nhà bếp. Kết hợp thành công hai điều trên, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ có những phút giây thư thái trong khi nấu ăn tại phòng bếp.

Related posts