Scroll to top
© 2012, Công ty nội thất EKE INTERIOR
Share

Khám phá phong cách indochine độc đáo và chi tiết nhất

1. Indochine là phong cách gì?

Sự kết hợp giữa phong cách Việt Nam và Pháp được gọi là indochine. Phong cách indochine là di sản nghệ thuật của người Pháp, được hình thành trong quá trình mở rộng thuộc địa ở một số nước châu Á. Tuy nhiên indochine tại Việt Nam đặc biệt phát triển, trong khi Campuchia ít được quan tâm. Và Lào, phần lớn bị bỏ quên.

Phong cách này phát triển từ năm 1920 đến 1950. Trong số đó, có thể kể đến kiến trúc sư Pháp Ernest Hébrard, người đã thiết kế nhiều công trình đặc trưng của phong cách này tại Việt Nam, và các nước Đông Nam Á.

kien truc phong cach indochine tai sai gon
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn in đậm dấu ấn kiến trúc Đông Dương - indochine

2. Lịch sử phong cách indochine

Pháp thuộc địa hóa Việt Nam vào những năm 1880. Do đó, Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp trong nhiều khía cạnh. Bao gồm nghệ thuật, kiến trúc, thời trang và ẩm thực.

Đồng thời, người Pháp cũng đã thực hiện một số thay đổi quan trọng về kinh tế, xã hội và ngôn ngữ. Giống như cách họ đã thực hiện với các thuộc địa khác trên thế giới.

Ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập, những ảnh hưởng đó vẫn còn. Bằng chứng là các di sản văn hóa kiến trúc phong cách indochine vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Từ miền Bắc, miền Trung, cho đến miền Nam.

dac trung cua noi that phong cach indochine
Đặc trưng nội thất indochine tại bưu điện trung tâm Tp. Hồ Chí Minh

3. Di sản kiến trúc indochine

3.1. Hà Nội

Sau Cách mạng Pháp, ở Pháp xuất hiện niềm tin rằng, sứ mệnh của họ là truyền bá văn hóa và văn minh Pháp, biến dân cư của các thuộc địa thành người Pháp. Vậy, dễ hiểu vì sao phong cách indochine chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Pháp.

Ảnh hưởng của Pháp thể hiện rõ nhất trong kiến trúc. Đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Những đại lộ lớn, rợp bóng cây, được thiết kế giống những đại lộ ở Paris. Các biệt thự theo phong cách châu Âu khác nhau nằm dọc các con phố trong Khu phố Pháp.

Nổi bật nhất về ảnh hưởng của Pháp là Nhà hát lớn Hà Nội. Khách sạn Sofitel Metropole Legend Hanoi cũng là một ví dụ khác về phong cách thuộc địa Pháp.

kien truc dong duong indochine tai nha hat opera Ha Noi
Nổi bật nhất về ảnh hưởng phong cách indochine là nhà hát lớn Hà Nội

3.2. Huế

Tp. Huế là một trong những thành phố có kiến trúc Indochine đẹp nhất Việt Nam, nơi lưu giữ những di sản văn hóa, kiến trúc của thời kỳ đó. Điển hình như, nhà máy bia Tiger, ga Đông Ba, nhà thờ Con Gà, khách sạn Morin. Những tòa nhà này có điểm chung là kết hợp giữa hai phong cách kiến trúc Đông – Tây, mang một vẻ đẹp độc đáo.

Các tòa nhà kiến trúc Indochine ở Huế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa và du lịch ở địa phương. Thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa.

Công trình kiến trúc đáng chú ý nhất gồm, La Residence Hue Hotel & Spa, một kiệt tác Art Deco được xây dựng làm nhà khách cho Toàn quyền Đông Dương. Và Le Cercle Sportif, một tòa nhà theo phong cách Art Moderne, được dùng làm câu lạc bộ cho giới thượng lưu thuộc địa.

Kiến trúc Đông dương ở Huế
Kiến trúc Đông dương tại Huế - Cung An Định

3.3. Sài Gòn

Một địa danh khác là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, được thiết kế bởi Gustave Eiffel, với mái vòm và cửa sổ hình vòm, gợi nhớ đến những nhà ga đường sắt lớn của châu Âu.

Ngoài ra, Tòa thị chính thành phố, được người Pháp xây dựng vào năm 1908 và vẫn được sử dụng làm UBNN Thành Phố. Nhà thờ Đức Bà (được xây dựng vào cuối những năm 1800) và Nhà hát Lớn (hoàn thành năm 1897).

Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều tòa nhà hiện đại mang dáng dấp kiến trúc Pháp. Trong đó, không thể không kể đến khách sạn Park Hyatt Saigon (xây dựng năm 2005).

Di sản kiến trúc Indochine mang giá trị lịch sử đặc biệt, tượng trưng cho thời kỳ thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Là một phần không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát triển.

4. Đặc điểm của phong cách Indochine

4.1. Kiến trúc

Nghệ thuật kiến trúc được thể hiện cụ thể ở các yếu tố mặt bằng, kết cấu kiến trúc. Nổi bật nhất là hệ thống các biểu tượng, mô típ trang trí đặc trưng của triết học Á Đông.

  • Công trình mang tính hoành tráng. Có khả năng biểu đạt nhiều cung bậc cảm xúc
  • Hình khối và trang trí mang đậm tính cổ điển. Có giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về mặt lịch sử, văn hoá.
  • Mặt đứng tuân thủ tính đối xứng nghiêm ngặt, cũng như nguyên tắc tổ chức đặc, rỗng.
Biệt thự phong cách indochine
Mặt tiền biệt thự phong cách Indochine
  • Mái ngói bằng hoặc dốc. Mục đích giảm bức xạ, chống nắng nóng..
  • Mái ngói có nhiều lớp. Các góc của mái nhà được uốn cong, được trang trí bằng các phù điêu.
  • Cây xanh có mối liên hệ chặt chẽ với công trình kiến trúc. Các khu vườn nhỏ hay sân thượng được sử dụng để làm dịu mát không khí.
  • Các hồ nước, cảnh quan thiên nhiên được khai thác gắn liền với công trình
  • Kết cấu chịu lực chính là tường xây gạch, đá. Sử dụng vòm cuốn gạch với những kiểu khác nhau.
  • Mái nhà thường làm đua ra để chống hắt (mưa), nhưng vẫn đảm bảo lấy sáng.
  • Dùng đá làm móng, với đế móng rất rộng, nhằm cách ẩm cho tường móng.
  • Thông gió tự nhiên bằng sự trao đổi không khí liên tục giữa các phòng. Quá trính này được thực hiện bằng giải pháp kiến trúc.
indochine villa
Mặt đứng kiến trúc tuân thủ tính đối xứng

4.2. Nội thất

Điều thú vị là phong cách indochine, ngoài tính thẩm mỹ, còn phù hợp với tập quán sinh hoạt và khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ở Việt Nam. Bố cục đối xứng, nhấn mạnh trung tâm của không gian.

  • Tổ hợp các thức cột nghiêm ngặt, sử dụng nhiều họa tiết trang trí và điêu khắc.
  • Cửa sổ mái là một đặc trưng mang tính khác biệt của phong cách indochine. Nhằm làm thông thoáng khí nóng cho tầng áp mái.
  • Những bức mành tre hay rèm vải cho những ô cửa.
  • Cửa sổ lớn, được thiết kế để tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên. Cửa thường có màu vàng, trắng, xanh.
  • Hệ thống cửa 2 lớp, cửa chớp (trong kính ngoài chớp). Vòm cửa cong, được trang trí gờ phào chỉ.
  • Chú trọng trần, tường, sàn, không gian khánh tiết, sảnh đón, sảnh đệm.
  • Tường dày, cho cảm giác mát mẻ vào mùa hè, và ấm áp vào mùa đông.
  • Nền cao, làm bằng gạch, hoàn thiện gạch hoa (gạch bông) kiểu Pháp
  • Khoảng đệm giữa các không gian (ban công, hiên, lozia…) nhằm điều tiết không khí với môi trương xung quanh

4.3. Màu sắc

Màu sắc phong cách Indochine bao gồm: đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, xanh navy, trắng và đen. Màu nhấn là những gam màu ấm nóng, đầy sức sống của xứ nhiệt đới, như màu vàng cam, màu đỏ, màu tím…Sự kết hợp này mang đến cảm giác tươi mới và khơi nguồn năng lượng tuyệt vời.

4.4. Vật liệu

Kết hợp các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, mây và lụa. Những vật liệu này giúp tạo cảm giác ấm áp và kết cấu, đồng thời mang lại cảm giác tự nhiên vào không gian.

  • Dệt là một trong nhữngthủ công lâu đời nhất ở Việt Nam. Vật liệu này thường được kết hợp với các vật liệu khác như da hoặc gỗ.
  • Sàn được làm từ các loại gỗ có xuất xứ từ khu vực Đông Dương như gỗ Teak, Sồi, Hương, gỗ Lim, Căm xe.
  • Gỗ thường có màu sắc đậm, vân gỗ rõ nét, có độ bền cao và đặc tính chống mối mọt tốt.  Phù hợp với phong cách kiến trúc Pháp.
  • Gạch bông lát sàn là một đặc trưng của Indochine. Chúng thường được làm từ đất nung, được trang trí bằng các hoa văn dạng hình học.
  • Đa số gạch có màu xanh lá cây, màu đen, trắng hoặc màu đỏ.
  • Tường thường được làm bằng các vật liệu tự nhiên (đá, gạch, hoặc gỗ)
  • Sơn tường thường có màu sắc ấm áp, tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng.

4.5. Hoa văn họa tiết

Các chi tiết trang trí phức tạp bị loại bỏ. Hoa văn Á Đông cách điệu đã thay thế các chi tiết trang trí Châu Âu. Một số họa tiết phổ biến phong cách Indochine:

  • Hoa văn được thiết kế từ những hình ảnh thiên nhiên như hoa, lá, chim và cá. Hoa văn thường được khắc hoặc in lụa trên các bề mặt gỗ hoặc đá.
  • Tinh tú: là một loại họa tiết trang trí được làm từ gỗ, sừng, đá, sứ, đồng và các vật liệu khác. Tinh tú thường được dùng để trang trí trong nhà, tạo nên một diện mạo sang trọng và độc đáo.
  • Khắc trang trí: đây là một loại họa tiết trang trí được khắc trên các bề mặt gỗ hoặc đá bằng tay. Các khắc trang trí thường được thiết kế với các họa tiết như ngựa, rồng, hoa văn và chữ Hán.
hoa tiet trang tri phong cach indochine

4.6. Phụ kiện trang trí (decor)

Trang trí trên mọi bộ phận của công trình. Ngoài các đề tài truyền thống, còn có các đề tài từ Phương Tây. Màu sắc đa dạng, rực rỡ.

  • Rèm cửa: là một phụ kiện trang trí quan trọng trong phong cách Indochine. Những chiếc rèm cửa được chọn thường có họa tiết đơn giản, màu sắc trung tính như trắng, be, xám, nâu.
  • Nón lá: là một trong những biểu tượng của văn hóa Việt Nam và thường được sử dụng làm phụ kiện trang trí trong phong cách Indochine. Những chiếc nón lá được treo lên tường hay trần nhà có thể tạo ra một không gian độc đáo và gần gũi với thiên nhiên.
decor trang tri noi that indochine
  • Họa tiết hoa lá: thường được dùng để trang trí trên các bức tường, cửa đi, cửa sổ. Những họa tiết là các hình ảnh hoa sen, lá, tạo nên sự tươi vui và thanh lịch.
  • Gạch mosaic: được sử dụng để tạo họa tiết trên bức tường hoặc sàn nhà. Các họa tiết có hình dạng độc đáo, màu sắc tươi sáng, tạo nên một không gian thật nghệ thuật và sang trọng.
  • Đường diềm (viền): được sử dụng để trang trí trên các bức tường, trần nhà, cửa sổ. Các họa tiết đường viền thường được thiết kế với các hình dạng tròn, vuông, tam giác, tạo nên một sự tương phản và hài hòa.
bep phong cach dong duong indochine
  • Gối tựa: thường được làm bằng vải lụa, vải nhung hoặc vải nỉ, với họa tiết đơn giản và màu sắc tinh tế. Những chiếc gối tựa có thể được sử dụng để trang trí trên ghế sofa, giường ngủ hoặc cửa sổ.
  • Bình hoa: thường được sử dụng để trang trí bàn ăn hoặc bàn làm việc trong phong cách Indochine. Những chiếc bình hoa thường được chọn có họa tiết đơn giản, tinh tế và sử dụng các loại hoa truyền thống của Việt Nam như hoa sen, hoa đào, hoa ly.
  • Phụ kiện trang trí Indochine thường được chọn với sự tinh tế, phù hợp với truyền thống, văn hóa địa phương. Tất cả tạo nên một không gian sang trọng và độc đáo.
mau phong ngu phong cach indochine

4.7. Thêu

Tranh thêu là một phần quan trọng trong phong cách Indochine. Thêu là một nghệ thuật truyền thống của Viêt Nam và đã tồn tại qua nhiều thế kỷ.

Những mẫu tranh thêu phong cách Indochine, các đề tài thường liên quan đến thiên nhiên. Phổ biến là hoa lá, hoa sen, rồng phượng. Hoặc các mẫu trang trí truyền thống như họa tiết lục giác. Màu sắc của tranh thêu thường là màu đỏ, vàng, xanh lá cây hoặc đen trắng.

Ngoài ra, tranh thêu còn được sử dụng để trang trí trên gối, rèm cửa. Các tranh thêu thường được thêu tay, và sử dụng kỹ thuật thủ công truyền thống.

Về tổng thể, tranh thêu là một cách tuyệt vời để thể hiện nét đẹp của nghệ thuật truyền thống và tôn vinh nền văn hóa Á Đông.

tranh son mai phong cach dong duong indochine
Tranh thêu là nét đẹp của nghệ thuật truyền thống Việt Nam

4.8. Sơn mài

Sơn mài là một kỹ thuật trang trí cổ xưa, được sử dụng phổ biến trong nội thất indochine. Đó là một kỹ thuật trang trí bằng cách sơn phủ lên bề mặt đồ gỗ, sau đó đánh bóng, tạo ra một bề mặt mịn, bóng và bền.

Trong phong cách nội thất indochine, sơn mài thường được sử dụng để trang trí các bộ bàn ghế, tủ kệ và các vật dụng trang trí khác. Những chiếc bàn ghế được trang trí bằng sơn mài thường có thiết kế đơn giản nhưng tinh tế, được làm thủ công bằng gỗ tự nhiên như hương, sồi, gụ và đinh hương.

Sơn mài trong nội thất indochine thường được sử dụng với màu đen, nâu và đỏ. Cho một vẻ đẹp trang nhã. Đây cũng là chất liệu vừa hiện đại, vừa hoài cổ. Phảng phất đâu đó nét phương Đông huyền bí, sang trọng và rất độc đáo.

tranh son mai phong cach indochine Viet Nam
Sơn mài là kỹ thuật trang trí cổ xưa được sử dụng trong nội thất indochine

4.9. Đồ nội thất (furniture)

Nội thất Indochine thường được làm bằng gỗ tối màu. Như gỗ tếch, gỗ gụ hoặc gỗ trắc. Đường nét thanh lịch và sang trọng.
Các chi tiết chạm khắc thủ công cũng rất phổ biến, làm tăng thêm giá trị truyền thống văn hóa bản địa. Thường là những họa tiết như hoa lá, đóa sen, rồng, phượng. Tất cả đều rất tinh xảo.

Đồ gỗ Indochine thường được chế tác từ các loại gỗ cao cấp như gỗ hương, gỗ sồi, gỗ mun, gỗ gụ, gỗ gõ đỏ, gỗ xoan đào…Chất liệu tự nhiên này giúp tăng tính bền vững và độ bền của đồ gỗ,  và có mùi thơm tự nhiên.

Các chi tiết tỉ mỉ, được chạm trổ tinh xảo, độc đáo. Sản phẩm thể hiện sự tài tình, khéo léo của những nghệ nhân chế tác.

do go phong cach dong duong indochine
Đồ gỗ nội thất Indochine thường được làm bằng gỗ tối màu

4.10. Gốm sứ

Nói đến phong cách indochine, không thể không nhắc đến đồ gốm, sứ. Đồ sứ có lịch sử lâu đời ở Việt Nam, có hình dáng, họa tiết đa dạng & màu sắc đặc trưng. Trong nhiều thế kỷ, các kỹ thuật tráng men đã được hoàn thiện.

Đất sét làm gốm sứ phải đến từ phía bắc của Việt Nam. Nổi tiếng với làng gốm Bát Tràng. Nơi đã trải qua nhiều thế hệ với công thức gốm sứ gia truyền.

Đồ gốm sứ trang trí phong cách indochine ở Việt Nam thường có họa tiết tinh tế, đậm chất dân tộc. Lấy cảm hứng từ thiên nhiên và các biểu tượng truyền thống.

Màu sắc gốm sứ tươi sáng và đa dạng, và thường được trang trí với lớp men sáng bóng. Sản phẩm gồm đĩa trang trí, chậu cây cảnh, bộ ấm chén trà, ly tách, v.v…được chế tác thủ công bởi các nghệ nhân địa phương.

gom su dong duong indochine
Nói đến phong cách indochine, không thể không nhắc đến đồ gốm, sứ

5. Ánh sáng phong cách Indochine

Trong kiến trúc và nội thất phong cách Indochine, chiếu sáng đóng vai trò rất quan trọng, và được thiết kế một cách tỉ mĩ.

Đèn trang trí trong phong cách Indochine thường được làm bằng các chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, giấy gió, kết hợp với các họa tiết truyền thống. Những đèn này sử dụng bóng đèn có ánh sáng vàng ấm, tạo ra không gian ấm cúng.

Một số phương pháp chiếu sáng thường được sử dụng:

  • Đèn lồng truyền thống là bổ sung tuyệt vời cho phong cách Indochine, và là biểu tượng của văn hóa Á Đông. Vật liệu thường được làm bằng giấy, vải, và có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.
den phong cach indochine
Đèn lồng truyền thống là bổ sung tuyệt vời cho phong cách Indochine
  • Cửa chớp được sử dụng để điều chỉnh độ sáng phù hợp với hoạt động và thời gian trong ngày.
  • Rèm cũng được sử dụng để tăng tính riêng tư cho không gian.
  • Các vật dụng trang trí như gương, đồng hồ treo hay các vật dụng bằng kim loại được sử dụng để phản chiếu ánh sáng và tạo ra không gian lấp lánh.
  • Nhiều mẫu đèn khác nhau, được sử dụng trong các phần khác nhau của căn phòng. Bao gồm đèn sàn, đèn bàn, đèn trần, và đèn ốp tường.
  • Không gian ánh sáng mềm mại, ấm áp và nhẹ nhàng. Các đèn có thể được thiết kế với các chất liệu như đồng, đồng thau hoặc thủy tinh.
  • Đèn được thiết kế với các chất liệu như đồng, đồng thau hoặc thủy tinh, được phủ một lớp sơn mờ để tạo hiệu ứng ánh sáng.
  • Màu sắc ánh đèn rất quan trọng với phong cách indochine, vì nó quyết định một phần tâm trạng trong nội thất.
cua chop indochine
Cửa chớp được sử dụng để điều chỉnh độ sáng phù hợp
6. Phòng khách indochine

Mang tính trang trọng và đậm nét cổ điển, hoài cổ của thời kỳ thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Phòng khách Indochine thường được sử dụng các tông màu trầm, đặc biệt là màu nâu, màu gỗ, tạo nên một không gian ấm cúng, đậm chất Á Đông.

Đồ nội thất phòng khách Indochine thường nhiều vật liệu gỗ. Đường nét mềm mại, tinh xảo, thường gặp ở ghế sofa, bàn trà, kệ sách, tủ rượu, v.v.

Mau phong khach indochine hien dai
7. Phòng ngủ indochine

Thiết kế phòng ngủ phong cách indochine thường là một không gian ấm áp, lãng mạn. Đồ nội thất phổ biến trong phòng ngủ Indochine bao gồm giường ngủ, tủ quần áo, bàn trang điểm, bàn làm việc, ghế, v.v.

Màu sắc trong phòng ngủ Indochine thường sử dụng các tông màu trầm, như màu nâu, màu gỗ, cho cảm giác tĩnh lặng và sang trọng.

indochine bedroom interior
8. Phòng làm việc indochine

Thiết kế phòng làm việc phong cách indochine rất chú trọng tính truyền thống. Thể hiện qua các đặc trưng như:

Sàn gỗ, tường có hoa văn trang trí. Cửa sổ cao, được trang trí bằng rèm gỗ, hoặc mành tre đơn giản. Bàn ghế bọc da hoặc gỗ với đường cong mềm mại, chạm trổ tinh tế. Bàn có nhiều ngăn kéo. Đèn treo hoặc đèn sàn kiểu Pháp, đơn giản nhưng đẹp mắt

phong lam viec phong cach indochine
9. Phòng tắm indochine

Mang tính trang trọng và đậm nét cổ điển, hoài cổ của thời kỳ thuộc địa Pháp tại Việt Nam. Phòng khách Indochine thường được sử dụng các tông màu trầm, đặc biệt là màu nâu, màu gỗ, tạo nên một không gian ấm cúng, đậm chất Á Đông.

Đồ nội thất phòng khách Indochine thường nhiều vật liệu gỗ. Đường nét mềm mại, tinh xảo, thường gặp ở ghế sofa, bàn trà, kệ sách, tủ rượu, v.v.

indochine bathroom
10. Biệt thự indochine

Biệt thự phong cách Indochine nổi bật với thiết kế kiến trúc tân cổ điển, kết hợp giữa các yếu tố kiến trúc phương Đông và phương Tây. Màu sắc tinh tế và nhẹ nhàng. Thường là các gam màu trung tính, như xanh dương, xám, nâu và trắng.

biet thu phong cach indochine
11. Sân vườn indochine

Sân vườn trong phong cách Indochine thường rất rộng lớn, được bao quanh bởi tường bao và các hàng rào. Các cây cối và hoa lá được trồng xen kẽ với lơi đi lát đá. Ngoài ra còn có tiểu cảnh, đài phun nước, tạo nên không gian thư giãn và lãng mạn.

san vuon biet thu phong cach indochine

12. Phong cách indochine tinh hoa nghệ thuật Á Đông

Nét đặc sắc của các công trình kiến trúc mang phong cách Đông Dương là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa nghệ thuật châu Âu (Hy Lạp – La Mã) với tinh hoa kiến trúc Á Đông. Trong đó chủ yếu là Trung Hoa với hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.

Phong cách Indochine đã được nhiệt đới hóa bởi người Pháp, nhưng in đậm bản sắc văn hóa địa phương. Bao gồm khí hậu, nghệ thuật trang trí, hoa văn họa tiết, đồ thủ công mỹ nghệ, v.v…

Có thể nói, phong cách Indochine là bản giao hưởng tuyệt vời giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

Related posts