Những sai lầm thường gặp khi sửa chữa cải tạo nhà
Việc sửa chữa cải tạo nhà chính là một cách tuyệt vời để căn nhà trở nên giá trị hơn. Thế nhưng bạn biết đấy, công việc này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chắc chắn sẽ có những trục trặc và một ít khó khăn.
Vậy nên, đừng bỏ qua những kiến thức và kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây. Chúng sẽ rất hữu ích trong quá trình sửa chữa ngôi nhà của bạn đấy!
1. Chọn nhà thầu theo cảm tính
Không bao giờ chọn những công ty hay dịch vụ sửa nhà nào theo ý thích của bạn mà không có bất kỳ một nghiên cứu nào. Thay vào đó, hãy nghiên cứu về họ hoặc các dịch vụ tân trang nhà cửa mà bạn muốn hợp tác. Đồng thời kiểm tra chúng trên các diễn đàn, mạng xã hội, xem review, đánh giá v.v…
Đừng suy nghĩ sẽ lựa chọn những dịch vụ sửa nhà giá rẻ, cũng như khả năng “chèo kéo” của họ. Hãy xem xét rằng giá cả đi kèm với dịch vụ sau đó là gì. Và đảm bảo rằng bạn về nhà mới với tâm trạng vui vẻ nhất.
2. Không đưa ra thời gian sửa chữa cụ thể
Trong quá trình sửa chữa nhà, hãy chú ý đến thời gian và tiến độ giao, nhận nhà. Bằng cách đưa ra một lịch trình cụ thể với phía nhà thầu trước khi công việc sửa chữa được tiến hành.
Hãy chỉ ra mọi nhiệm vụ cần được thực hiện từ đầu đến cuối. Bao gồm phân chia công việc ai sẽ làm những công việc gì và ngân sách cho mỗi hạng mục là bao nhiêu. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng thêm thời gian cho sự chậm trễ. Bởi sẽ có yếu tố khách quan mà bạn không lường trước được trong quá trình thi công cải tạo nhà.
3. Đo sai kích thước
Việc đo đạc không chính xác có vẻ như chỉ là một sai lầm của một số người mới vào nghề. Thế nhưng sai lầm này lại thường xuyên xảy ra hơn là bạn nghĩ. Sai lầm này có thể gây tốn kém cũng như ảnh hưởng đến thời gian sửa chữa mà bạn đã đưa ra trước đó.
4. Không có quỹ dự phòng phát sinh
Đừng mắc sai lầm khi nghĩ rằng sẽ không có gì sai sót xảy ra trong quá trình sửa chữa cải tạo nhà. Bởi thực tế sẽ luôn có những trục trặc tiềm ẩn khiến cho chi phí ngoài dự kiến tăng lên.
Vì vậy hãy cố gắng chỉ định khoảng 20% ngân sách của bạn cho những trường hợp phát sinh. Nếu không, bạn có thể phải sống trong một căn phòng chưa hoàn chỉnh cho đến khi kiếm đủ tiền để hoàn thành dự án.
5. Đánh giá thấp hệ thống thoát nước
Một phòng tắm xa xỉ nhưng nếu bạn làm sai, đó có thể là một cơn ác mộng. Đặc biệt với những căn nhà có tuổi từ 15 năm, cần kiểm tra kỹ đường ống cũ, xem có bị rò rỉ hay mục rữa không.
Đồng thời cũng nên thông ống, thông cống để tối ưu tố độ thoát nước. Vậy nên, việc lắp đặt một hệ thống cấp thoát nước cần hiệu quả. Đồng thời, giữa các tầng cần có độ dốc chính xác để nước có thể thoát đi dễ dàng & nhanh chóng.
6. Đập bỏ các bức tường có kết cấu chịu lực
Nếu bạn đang có kế hoạch dỡ bỏ các bức tường thì hãy nhớ rằng hầu hết chúng đều có mục đích kết cấu riêng. Vì vậy việc đập bỏ chúng mà không tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia, có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất, bạn hãy nhờ sự tư vấn từ chuyên môn của một kỹ sư kết cấu, hoặc nhà thầu đáng tin cậy.
7. Bỏ quên kho lưu trữ
Quên phân bổ chức năng lưu trữ có thể là một sai lầm đáng tiếc. Về lâu dài sẽ làm mất đi giá trị ngôi nhà. Bởi chúng ta thường có thói quen mua và lưu giữ lại đồ đạc ngày càng nhiều, tất cả chúng đều cần thêm chỗ. Tuy nhiên, khi quy mô bất động sản ngày càng nhỏ và diện tích không gian ngày càng đắt đỏ hơn trên từng m2. Chúng ta cần xem xét các giải pháp lưu trữ sáng tạo, thông minh để môi trường sống gọn gàng, hợp lý hơn.
8. Vật liệu kiến trúc bên ngoài
Không gian ngoài trời với vật liệu chất lượng tốt sẽ tăng khả năng chống chọi tốt và bền bỉ với thời tiết & thời gian. Mọi thứ sẽ nhanh chóng bị phong hóa và xuống cấp nếu bạn lựa chọn những vật liệu và thiết kế không đủ tốt.
9. Cẩu thả trong việc lắp đặt hệ thống điện
Hệ thống điện là thứ mà chúng ta không bao giờ được cẩu thả trong quá trình lắp đặt. Do đó, hãy đảm bảo hệ thống dây điện và mạch điện của nhà bạn được an toàn và hiệu quả.
Khi lập kế hoạch, hãy đảm bảo rằng bạn đã phân bổ đủ ổ cắm điện và sự kết hợp ánh sáng cũng như cường độ chiếu sáng. Đồng thời đảm bảo chúng ở đúng vị trí và khớp với việc thiết kế bố trí đồ nội thất.
10. Lựa chọn thiết kế không bám sát thực tế
Một thiết kế nội thất đầy phong cách và nổi bật có vẻ là một ý tưởng tuyệt vời và khiến mọi người phải trầm trồ. Thế nhưng ngẫm lại thì nó có thực sự thiết thực và an toàn cho cuộc sống hàng ngày hay không? Hãy lưu ý đến những đèn chùm treo quá thấp, sàn nhà trong phòng tắm siêu trơn, bóng bẩy. Những kệ tủ quá cao, quá to bự v.v…
Cho dù căn nhà của bạn là thiết kế mới hay cải tạo, thì bạn phải luôn để cao sự thoải mái, tiện dụng trong sinh hoạt hàng ngày..
11. Không tính đến khả năng cách âm
Việc cách âm cho ngôi nhà thường không được chú ý, nhưng đây là một việc cần thiết. Có thể bạn không gây tiếng ồn nhưng bạn cần sự yên tĩnh khi đi ngủ. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên tính đến khả năng cách âm một phần hoặc phòng nào đó trong ngôi nhà.
12. Kiểm soát nhiệt độ
Những ngôi nhà có cửa sổ bằng kính thường có view nhìn đẹp và trông rất trang nhã. Nhưng trước tiên, bạn hãy cân nhắc nhiệt độ trong phòng. Vì ánh nắng chiếu qua lớp kính chưa được xử lý có thể làm căn phòng nóng lên nhanh chóng. Nếu có máy lạnh thì cũng sẽ rất hao điện và khả năng lạnh sâu kém.
13. Chi tiêu không cần thiết
Trước khi bạn bị cuốn đi với các tiện ích hoặc các thiết kế sang chảnh. Hãy thử lùi lại và cân nhắc xem nó có cần thiết không? những bổ sung tốn kém này có gây rắc rối về lâu dài?
Trừ khi bạn có ngân sách không giới hạn, hãy tìm các lựa chọn thay thế rẻ hơn. Ví dụ mặt đá lavabo phòng tắm bằng đá cẩm thạch rất sang trọng, nhưng có thể có một lựa chọn thay thế rẻ hơn bằng đá nhân tạo chẳng hạn!?
14. Chạy theo xu hướng
Xu hướng chỉ tồn tại trong thời gian nhất định. Việc thổi tung ngân sách của bạn vào từng phòng với các tính năng không phù hợp có thể là một sai lầm trong quá trình thiết kế sửa chữa nhà cửa. Nhà bếp và phòng tắm là những căn phòng đáng để chi tiêu, vì chúng là những khoản đầu tư thiết thực.
Việc thiết kế cải tạo nhà là một dự án lớn mà bất kể ai trong chúng ta cũng cần phải lên kế hoạch. Những sai lầm trên được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, rất hữu ích để tham khảo trước khi quyết định sửa chữa cải tạo hay tân trang nhà cửa.